XIN DÂU NÊN CHUẨN BỊ NHỮNG LỄ VẬT CẦN THIẾT NÀO?

Zalo

Thời xưa, người Việt Nam đã vô cùng chú trọng đến các nghi thức cưới hỏi, bởi đây được xem là cột mốc quan trọng đối với mỗi cặp vợ chồng. Khác với hiện tại, đám cưới thời xưa có khá nhiều nghi lễ được diễn ra trước khi cô dâu chính thức về nhà chồng.

Một trong số đó chính là lễ xin dâu, thường được diễn ra nối tiếp giữa lễ cưới và lễ rước dâu của hai họ.  Lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ trước nghi thức rước dâu trong đám cưới Việt. Nó thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.

Vậy trình tự lễ rước dâu diễn ra như thế nào? Gia đình hai bên cần kiêng kỵ điều gì để lễ rước dâu diễn ra suôn sẻ? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

LÝ DO VÌ SAO PHẢI LÀM LỄ XIN DÂU?

Chính do quan niệm từ rất lâu về trước việc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” đôi khi đến lúc xin dâu cô dâu chú rể mới có cơ hội gặp mặt nhau. Do đó khá nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới nhau….”bỏ của chạy lấy người”.Vì vậy lễ xin dâu chính là lời hứa đảm bảo cho một hôn lễ sắp tới diễn ra thuận lợi.

 

 

Trong thời đại ngày nay, khi tiến tới hôn nhân là do hai bên đều tự nguyện, việc cha mẹ hai bên có những thỏa thuận từ trước, tuy nhiên với người Việt nói chung vốn trọng lễ tiết nên vẫn tiến hành làm lễ thông cáo. Không chỉ đó, thông báo hỷ sự trước chính là để phòng xảy ra điều không may, hay trục trặc nào xảy ra. Lễ xin dâu cũng được coi là hình thức “tiền trảm” để đảm bảo hôn lễ được tiến ra thuận lợi.

website-08

Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC

🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào 

🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon

🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao

🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc

LỄ VẬT TRONG LỄ XIN DÂU

Lễ vật trong lễ xin dâu khi nhà trai sang nhà gái được đựng trong các tráp lễ có màu đỏ, bên trong có chút quà lễ để nhà cô dâu bày lên ban thờ tổ tiên trước khi khấn vái.

Bên nhà trai chuẩn bị lễ có thể là cơi trầu, be rượu ngon, khá đơn giản như thời xưa. Nếu chuẩn bị cầu kỳ và chu toàn hơn nữ cũng có thể để thêm bánh trái để tỏ rõ lòng trân trọng và thiện ý của nhà trai với cô dâu mới.

TRÌNH TỰ LỄ XIN DÂU ĐẦY ĐỦ

Lễ rước dâu truyền thống thường bao gồm 5 bước cơ bản diễn ra ngay trước nghi lễ thành hôn của cặp đôi. Cụ thể, bước đầu tiên, mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một mâm quả xin dâu thường bao gồm rượu, trầu cau và một số nữ trang.
Vào ngày làm lễ, mẹ chú rể sẽ xuất phát sang nhà gái sớm hơn đoàn nhà trai khoảng 10 phút, thực hiện lễ xin dâu, trao tráp cho mẹ cô dâu và ra về. Sau đó đoàn nhà trai đến và tiến hành những nghi thức tiếp theo của lễ vu quy như phát biểu, làm lễ gia tiên và tặng của hồi môn cho cặp đôi. Cuối cùng, họ nhà trai sẽ đón cô dâu về nhà để tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng.
 

Tuy nhiên ngày nay, để thuận tiện và tiết kiệm thời gian, ng sức hơn, nhiều gia đình đã gộp lễ rước dâu với lễ ăn hỏi và lễ cưới vào cùng một ngày. Cách tổ chức này không chỉ giúp hai bên gia đình tiết kiệm rất nhiều thời gian mà còn giúp cắt giảm một khoản chi phí tổ chức đám cưới lớn. Cụ thể, cùng tìm hiểucách thức tổ chức lễ rước dâu cùng ngày với lễ ăn hỏi và lễ cưới theo 8 bước như sau:

Bước 1: Đội bê tráp trao lễ

Mở đầu buổi lễ, đoàn khách mời của họ nhà trai bao gồm đại diện nhà trai, chú rể, gia đình, người thân cùng với đội bê tráp và khách tham dự sẽ tiến vào khu vực làm lễ của nhà gái. Trong đó, mẹ chú rể sẽ bưng mâm quả rước dâu còn đội bê tráp sẽ bưng các tráp lễ ăn hỏi theo đúng thứ tự nghi lễ.
 
Đội hình nhà trai chính thức tiến vào, chào hỏi và trao tráp cho đội hình bê tráp nhà gái trước cửa nhà rồi cùng nhau đỡ mâm quả vào trong nhà gái.

Bước 2: Nhà gái nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên

Sau khi tiến hành trao lễ, hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi, uống nước và giới thiệu về các thành viên trong đoàn. Sau đó, đại diện họ nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu xin dâu để trình bày nguyện vọng đón cô dâu về nhà.
 
Đáp lại lời phát biểu của nhà trai, đại diện nhà gái cũng bày tỏ lời cảm ơn đến những lễ vật của nhà trai chuẩn bị và đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.

Bước 3: Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Khi đã nhận được sự đồng ý của gia đình nhà gái, chú rể sẽ vào phòng, trao hoa cưới và đón cô dâu ra ngoài khu vực làm lễ. Cặp đôi sẽ cùng nhau chào hỏi, mời nước gia đình hai bên và ra mắt toàn bộ khách tham dự.

Bước 4: Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên

Trong thời gian cặp đôi ra mắt họ hàng, mẹ cô dâu sẽ bày một số lễ vật của nhà trai trên bàn thờ gia tiênSau đó, bố của cô dâu sẽ đưa cặp đôi đến thắp hương, làm lễ trước bàn thờ cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng luôn êm ấm, hạnh phúc.

Bước 5: Cô dâu chú rể nhận quà mừng

Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ quay trở lại khu vực làm lễ chính. Lúc này, M sẽ giới thiệu người thân, bạn bè thân thiết của cặp đôi lên trao tặng những món quà cưới ý nghĩa theo thứ tự về độ thân thiết với cặp đôi. Cụ thể, bố mẹ của cô dâu chú rể sẽ là người trao của hồi môn cho cặp cưới đầu tiên rồi mới đến họ hàng, bạn bè và các khách mời khác.

Bước 6: Nhà gái lại quả cho nhà trai

Kết thúc phần tặng quà cũng là thời khắc kết thúc lễ vu quy, nhà gái sẽ tiến hành lấy lại một phần lễ vật trong các tráp lễ để gửi lại nhà trai như lời cảm ơn tới thành ý và sự chu toàn của gia đình. 
 
Khi chia lễ vật lại quả, gia đình nên lưu ý lấy số lượng chẵn (thường là 10 lễ vật) để thể hiện sự có đôi có cặp của hôn nhân đồng thời xé lễ vật bằng tay thay vì dùng dao kéo để tránh sự chia cắt trong tình cảm vợ chồng.

Bước 7: Đón cô dâu về nhà trai

Sau khi nhận lễ vật lại quả của nhà gái, đúng vào giờ phút hoàng đạo, họ nhà trai sẽ tiến hành đưa cô dâu về nhà. Chú rể và đại diện họ nhà trai chịu trách nhiệm đưa cô dâu lên xe hoa.
 
Đoàn khách của họ nhà gái có thể sử dụng phương tiện di chuyển đã được hai gia đình chuẩn bị trước hoặc tự mình di chuyển sang họ nhà trai nếu khoảng cách giữa hai nhà không quá xa.
Zalo

Các bài viết liên quan

Liên Hệ

Merperle Crystal Palace xin kính chào quý khách, chúng tôi có thể giúp gì cho quý khách.
Check-in Date
Number of nights
Number of adults
Children
Promo Code Cancel a booking