LỄ DẠM NGÕ TẠI 3 MIỀN CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Zalo

Trong quá trình cưới truyền thống, cô dâu chú rể Việt Nam sẽ trải qua 3 nghi lễ quan trọng, theo thứ tự là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau. Từ những hiểu biết, chuyện trò ban đầu này, hai nhà sẽ quyết định hôn nhân của đôi uyên ương. Ngày nay, dạm ngõ không còn phức tạp mà giản tiện đi nhiều nhưng vẫn có các thủ tục, lễ vật cần thiết.

Một trong ba nghi lễ quan trọng nhất trong đám cưới của người Việt là lễ dạm ngõ – lễ ăn hỏi – đám cưới. Mỗi nghi thức đều có những hình thức khác nhau và mỗi văn hóa vùng miền sẽ có những quan niệm khác nhau về các hình thức, hay nghi lễ trong đám cưới. Và lễ dạm ngõ cũng không ngoại lệ. Cùng MerPerle Crystal Palace tìm hiểu về phong tục và sự khác nhau của lễ dạm ngõ ở ba miền như thế nào nha.

Lễ dạm ngõ ở miền Bắc

Ở miền Bắc, lễ được tiến hành đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên được các thủ tục dạm ngõ cơ bản. Tráp dạm ngõ ở miền bắc buộc phải có trầu và tráp được phủ vải đỏ lên phía trên. Ngoài trầu cau, trong tráp còn có rượu thuốc, chè, trái cây được bọc giấy kính đỏ cẩn thận. Điểm khác biệt lớn nhất ở miền Bắc là số đồ lễ phải là số lẻ, nhưng khi xếp lại là số chẵn. Quan niệm này được xuất phát từ xa xưa, ông bà ta quan niệm hôn nhân là tình yêu của hai người nên phải mọi thứ có đôi có cặp với mong muốn cho hạnh phúc về sau của cặp đôi.

Về thời gian diễn ra dạm ngõ không bắt buộc quy chuẩn vào ngày tháng năm nào. Ngày giờ được hai bên gia đình thống nhất với nhau để thuận tiện nhất cho buổi gặp mặt, hoặc kỹ lưỡng hơn, nhà trai sẽ đi xem ngày lành giờ đẹp rồi thông báo cho gia đình nhà gái. 

Thành phần tham dự không cần quá đông, ở miền Bắc vào lễ dạm ngõ chỉ cử từ 6-7 người đại diện mỗi gia đình là phù hợp. Chỉ cần ba mẹ, hay ông bà và những người họ hàng thân thiết với gia đình qua thưa chuyện. 

Về trang phục, mọi người hôm đó chỉ cần chọn trang phục lịch sự và phù hợp. Không nhất thiết phải áo dài quấn khăn cầu kỳ. 

Dạm ngõ ở miền Bắc thường diễn ra chỉ khoảng 40 phút. Sau khi nhà trai sang mang theo các lễ vật, đại diện nhà trai sẽ trình bày và thưa chuyện đại sự chính thức cho cặp đôi. Nhà gái nhận lễ vật, đồng ý hôn sự thì sẽ dẫn cặp đôi thắp hương cho ông bà tổ tiên. Xong xuôi, hai gia đình sẽ ngồi lại và bàn bạc các thủ tục còn lại của lễ ăn hỏi và lễ cưới.

website-08

Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC

🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào 

🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon

🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao

🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc

Lễ dạm ngõ ở miền Trung

Với phong cách của người miền Trung ta, người dân miền Trung rất chất phác và giản dị nên cách họ chuẩn bị dạm ngõ cũng rất đơn giản, không cầu kỳ mà vẫn giữ được những nét truyền thống của người Việt Nam. 

Tuy nhiên, vẫn tuỳ theo gia đình, quan niệm và nề nếp của họ để thống nhất các thủ tục dạm ngõ. Lễ vật dạm ngõ của người miền Trung rất đơn giản, chỉ có cau trầu và kèm theo các món đặc sản địa phương làm lễ dạm ngõ. 

Về thời gian, cũng như người Miền Nam, thời gian diễn ra sẽ được thống nhất thuận tiện cho hai bên gia đình. 

Về đại diện tham gia, nhà trai bao gồm cha mẹ chú rể, người đại diện cùng người thân trong nhà. Đơn giản hơn chỉ cần chú rể sang nhà gái thưa chuyện và xin phép cho hai cháu tiến tới hôn nhân. 

Trong khoảng thời gian diễn ra dạm ngõ, nhà trai sẽ xin phép lên thắp hương cho ông bà tổ tiên để xin sự chứng nhận cho cặp vợ chồng. Sau đó, hai gia đình cùng nhau thưa chuyện và bàn bạc về các vấn đề về lễ ăn hỏi và lễ cưới sau này.

Lễ dạm ngõ ở miền Nam

Ở miền Nam, lễ dạm ngõ còn được gọi là đám nói, đám nói là dịp phụ huynh hai bên gặp gỡ để trao đổi và bàn bạc đến chuyện hôn sự của con, cháu mình. Để danh chính ngôn thuận qua lại với nhau, lễ dạm ngõ chính là sự cho phép mối quan hệ của hai người. 

Lễ vật dạm ngõ của người miền nam bao gồm cặp rượu, trà được gói giấy đỏ, mâm trái cây và khay trầu cau được tên trầu rồng phượng bắt mắt. Lễ vật đơn giản, không đặt nặng vấn đề về lễ vật, chỉ cần đủ các thủ tục và lễ cơ bản được chuẩn bị chỉnh chu. 

Cũng như miền Bắc và miền Trung, đại diện tham dự là cha mẹ cùng một số họ hàng. Trong lễ dạm ngõ, chủ yếu là việc của phụ huynh, người lớn sẽ nói chuyện và bàn bạc chuyện hôn nhân cho các con. 

Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do sang thăm hỏi và xin phép cho hai cháu quen nhau và làm đám cưới. Nhà trai trao lễ vật, nhà gái nhận và dâng lên bàn thờ tổ tiên và cô dâu chú rể sẽ thắp hương cho ông bà. 

Nhìn chung, sự khác biệt lễ dạm ngõ ở ba miền không khác nhau nhiều. Lễ dạm ngõ ở miền nào cũng là sự gặp gỡ và xin phép cho hai cháu chính thức qua lại và tổ chức đám cưới, nên vợ nên chồng cùng nhau. Từ xa xưa, khi cha mẹ và ông bà có quan niệm “đặt đâu ngồi đó” nên việc dạm ngõ rất quan trọng. Ngày nay, dù cặp đôi tự do tìm hiểu và quen nhau trước đó thế nhưng không thể bỏ qua lễ dạm ngõ bởi sự cho phép của phụ huynh, người lớn trong nhà ở hai gia đình vẫn rất quan trọng. 

Zalo

Các bài viết liên quan

Liên Hệ

Merperle Crystal Palace xin kính chào quý khách, chúng tôi có thể giúp gì cho quý khách.
Check-in Date
Number of nights
Number of adults
Children
Promo Code Cancel a booking