Tự trang trí bàn thờ gia tiên đang được nhiều bạn trẻ thực hiện. Nó không những tiết kiệm chi phí hơn khi thuê dịch vụ mà nó còn tạo được dấu ấn đối với quan khách và gia đình 2 họ. Tuy nhiên nếu bạn thích tự trang trí bàn thờ gia tiên để tiết kiệm chi phí thì bạn có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây nhé.
Ý nghĩa bố trí bàn thờ gia tiên?
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác của người Việt. Bởi bàn thờ tổ tiên trở thành một phần không thể thiếu trong không gian sống của mỗi nhà.
Trang trí bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho không gian trở nên gần gũi, ấm áp và vẹn tròn hơn vào những ngày giỗ, lễ hay tết về. Hơn nữa, việc trang trí bàn thờ gia tiên đẹp còn là cách để mọi người trong nhà thể hiện lòng thành kính với những người thân đã khuất.
Cúng với sự phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, nghi thức cưới hỏi ngày càng được đơn giản hóa rất nhiều. Nhưng nghi lễ cúng bái tổ tiên là việc làm quan trọng, được duy trì đầy đủ theo các nghi thức truyền thống. Cho nên, việc trang trí gia tiên là việc rất cần thiết và không thể thiếu trong ngày trọng đại nhất cuộc đời của các cặp đôi.
Trang trí gia tiên là sự thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên. Không những thế, trang trí bàn thờ gia tiên trong đám cưới đánh dấu sự có mặt của thành viên mới trong gia đình, nhằm báo hiệu cho ông bà tổ tiên chứng nhận con cháu.
Hơn nữa, trang trí bàn thờ tổ tiên trong ngày cưới là tín hiệu gắn kết tổ tiên và sự kiện trọng đại, hạnh phúc nhất đời của con cháu đối với ông bà tổ tiên hai bên. Việc làm này giúp tổ tiên chứng giám tình yêu của con cháu và vun đắp, xây dựng sự hạnh phúc gia đình.
Những vật dụng cần thiết để tự trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới
Chữ Song Hỷ
Chữ Song Hỷ trong nghĩa tiếng Hán Việt có nghĩa là niềm vui nhân đôi. Nó sẽ được viết bằng chữ Hán (chữ Trung Quốc). Vật liệu làm chữ Song Hỷ thường là mút sốp hoặc là giấy decal.
Chữ Song Hỷ phải có kích thước đủ to để được dán ngay giữa bàn thờ gia tiên. Thường thì chữ Song Hỷ sẽ được dán lên phông nền của bàn thờ.
Tùy thuộc vào ý tưởng và cách phối màu, bạn có thể chọn chữ Song Hỷ màu đỏ hoặc màu hồng, cũng có thể là màu trắng. Màu đỏ là màu phổ biến nhất.
Câu đối
Câu đôi được trang trí ở 2 bên của chữ Song Hỷ trên bàn thờ gia tiên của đám cưới. Thông thường có 2 loại vật liệu làm câu đối. Đó là:
Câu đối làm từ liễn: loại câu đối này sẽ được treo lên 2 bên trái phải của bàn thờ gia tiên
Những câu đối nhằm chúc phúc cho cô dâu chú rể, phổ biến ở các kiểu trang trí gia tiên theo kiểu truyền thống
Câu đối làm bằng mút và cắt chữ: loại câu đối này sẽ được dán lên phông nên của bàn thờ gian tiên
Kiểu câu đối bằng mút được đa số gia đình ưu tiên sử dụng
Một số câu đối được sử dụng để trang trí trên bàn thờ gia tiên:
Sắc Cầm Hảo Hợp – Loan Phụng Hòa Minh
Trăm Năm Tình Viên Mãn – Bạc Đầu Nghĩa Phu Thê
Người ta có thể thay thế cách trang trí bàn thờ gian tiên bằng cách thay thế cặp câu đối 2 bên chữ Song Hỷ bằng 2 mâm ngũ quả kết thành hình Long Phụng. Việc thay thế này giúp cho bàn thờ gia tiên có nhiều kiểu hơn. Khi bạn tự trang trí bạn cũng có thể quyết định nên chọn câu đối hay là chọn mâm ngũ quả Long Phụng thì đẹp hơn.
Cặp lư đồng và bát hương
Cặp lư đồng và bát hương cũng là những vật không thể thiếu trong trang trí bàn thờ lễ gia tiên. Tất nhiên rồi, cặp lư đồng sẽ được đánh bóng thật sáng và đẹp để cắm cặp đèn cầy long phụng, còn bát hương được đặt ngay chính diện bàn thờ để thắp hương khi làm lễ.
Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC
🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào
🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon
🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao
🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc
Mâm ngũ quả kết hình Long Phụng
Như đã nói ở trên, mâm ngũ quả kết hình Long Phụng thường được dùng để thay thế cặp câu đôi. Nó được đặt 2 bên chữ Song Hỷ khi trang trí bàn thờ gian tiên ngày cưới.
Rồng và Phượng tượng trưng cho sự tốt lành và may mắn
Các loại trái cây dùng để kết thành mâm ngũ quả Long Phụng là các loại :
Thanh Long: Biểu tượng cho rồng mây hội tụ.
Mãng Cầu: Vạn sự như ý.
Xoài Cát: Mang ý nghĩa tài lộc, mong cuộc sống hôn nhân thịnh vượng, sung túc.
Nho: Mong cho đôi uyên ương sớm sinh quý tử, nhiều con nhiều lộc.
Táo đỏ: Mang đến nhiều sự thăng tiến trong công việc và cuộc sống hôn nhân.
Cặp nến Long Phụng loại lớn
Cặp nến long phụng loại lớn sẽ được thắp và cắm lên bộ lư đồng trên bàn thờ gia tiênkhi cô dâu chú rể làm lễ ra mắt tổ tiên.
Hoa trang trí bàn thờ gia tiên
Mọi người thường sử dụng các loài hoa có màu sắc tươi đẹp như vàng , đỏ , hồng … để trang trí cho bàn thờ gia tiên trong ngày cưới.
Nếu sử dụng hoa tưoi để trang trí bạn nên lưu ý mua các loại hoa có cuống tươi, chưa bung nở, như thế hoa sẽ giữ được lâu hơn và ít bị rụng.
Nếu tiết kiệm chi phí, bạn có thể sử dụng các loại hoa giả. Ngoài ra bạn cũng có thể trang trí thêm các loại lá cây dây leo rủ xuống bên phông màn 2 bên giúp bàn thờ gia tiên ấn tượng hơn,
Hoa giả thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn hoa tươi
Trang trí bàn thờ gia tiên có gì khác giữa 3 miền?
Bàn thờ gia tiên miền Bắc
Tại miền Bắc, bàn thờ cho lễ gia tiên cũng là bàn thờ chính của gia đình. Phải cắm hoa tươi trên bàn thờ, một mâm ngũ quả hoặc trưng hẳn một cặp long phụng. Ngoài ra thường phải có một đĩa xôi gấc đỏ và một con gà luộc mổ moi.
Khi nhà trai rước được cô dâu về nhà sẽ được mang về thêm mâm lại quả (là một phần mâm quả của tráp xin dâu và không có trầu cau, rượu).
Bàn thờ gia tiên ở miền Trung
Lễ cưới hỏi của gia đình miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ. Bàn thờ gia tiên ngày cưới được chuẩn bị chu đáo, mâm quả cưới có đủ trầu cau, trà rượu và bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả sẽ có thêm bánh kem, bánh dẻo chứ không cúng heo quay.
Bàn thờ gia tiên ngày cưới miền Nam
Tại miền Nam, lễ cưới hỏi thường được tổ chức linh đình hơn. Yếu tố thẩm mỹ lẫn lễ nghi đều được đặt lên trên. Khác với miền Bắc, các gia đình miền Nam sẽ lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách lớn nhất. Bàn thờ gia tiên ngày cưới được treo phông đỏ, trang trí chữ hỉ, cặp lư đồng, đôi câu đối, bình hoa. Và có thể có thêm cặp mâm hoa quả hình long phụng sống động. Trên bàn thờ có thể có hình ảnh ông bà hoặc để trống.
Đặc biệt trên bàn thờ gia tiên ở miền Nam, đôi đèn cầy lớn chạm khắc hình long phụng là vật phẩm không thể thiếu. Cặp đèn cầy này sẽ do nhà trai chuẩn bị. Gia đình nhà gái cần chuẩn bị sẵn hai chân đèn cùng kích cỡ. Lễ này gọi là lễ lên đèn. Người miền Nam quan niệm, ngọn lửa tượng trưng cho hạnh phúc của đôi trẻ cũng sẽ ấm áp bền chặt.