Hôn nhân là việc trọng đại của đời người ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của gia đình và gia tộc. Vì thế người Việt Nam ta rất cẩn trọng trong việc tổ chức hôn lễ cho con cháu để tránh những rủi ro như hôn nhân. Chắc ở đây cũng có rất nhiều cặp đôi còn bỡ ngỡ trong chuyện cưới xin và những điều kiêng kị đám cưới.
Do vậy MerPerle Crystal Palace tổng hợp những điều kiêng kỵ với đám cưới theo phong tục Việt Nam. Hi vọng bạn sẽ tránh được để có một đám cưới diễn ra thuận lợi và đầy may mắn
Chọn ngày tổ chức đám cưới
Mỗi khi có đám cưới, ông bà ta đều phải xem ngày lành tháng tốt rất kĩ càng. Chưa có bằng chứng khoa học nào xác nhận ngày tháng đó là có tốt hay không. Và sẽ xảy ra chuyện gì sau này. Nhưng phong tục tập quán ông bà ngày xưa là vậy rồi. Việc xem ngày tháng tốt để tiến hành cũng làm chúng ta cảm thấy an tâm hơn.
Những ngày xấu cho ngày cưới thường là ngày:
Ngày nguyệt kỵ: ngày mùng 5, ngày 14 ( 1+4=5) và ngày 23 (2+3=5). Những ngày này được gọi là ngày nửa đời, nửa đoạn, khó được việc.
Ngày tam nương: Là những ngày (3,7,13,18,22,27) ngọc hoàng cử 3 cô gái xinh đẹp xuống hạ giới làm mê muội và thử lòng người, ai gặp phải bỏ bê công việc, gặp phải điều không may.
Ngoài ra là các ngày sao xấu chiếu: Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Thiên tai địa họa, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo…
Thực ra quan niệm ngày xấu ngày tốt cũng chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Tại sao cùng cưới một ngày nhưng có đôi sống đầu bạc rang long, sinh con có trai có gái, làm ăn phát đạt có đôi lại đứt gánh giữa đường, làm ăn vất vả, sinh con một bề…? Xét ở một góc độ nào đó, ngày tốt là một yếu tố liên quan đến niềm tin của mỗi người, phần lớn người Việt đều có tâm lý: Có kiêng có lành. Việc thực hiện cưới hỏi vào ngày đẹp không mất gì nhưng hy vọng sẽ mang đến may mắn và điều tốt đẹp.
>>>>> Tham khảo ngay ngày cưới đẹp nhất năm 2020, tại đây
Kiêng kị đám cưới vào tháng 7 âm lịch
Theo tín ngưỡng của dân gian thì tháng 7 (âm lịch) gọi là tháng cô hồn vì tháng này Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan cho các cô hồn, ma quỷ được thoát về dương thế. Vì thế, tháng 7 âm lịch, nhất là những ngày nửa đầu của tháng, âm khí rất mạnh, nếu tiến hành các việc lớn, hỷ sự như tậu nhà, khai trương, cưới hỏi… sẽ thu hút các vong hồn đến phá phách, gây bất lợi cho gia chủ.
Hơn nữa, theo truyền thuyết dân gian thì tháng 7 âm lịch là tháng Ngưu Lang – Chức Nữ (vợ chồng Ngâu), gắn với chuyện tình duyên trắc trở, bi ai của Ngưu Lang – Chức Nữ, khiến trời đất cảm thương, cũng âm u, mưa dầm rả rích suốt tháng. Cưới hỏi vào những ngày này không thuận về thời tiết còn e vận tình duyên bi ai của vợ chồng Ngâu vào Tân Lang – Tân Nương nên việc hỷ sự cần tránh tiến hành vào tháng “Ngâu” này.Người ta kiêng cưới hỏi hoặc làm các việc hệ trọng vào tháng 7 âm lịch là vì những lý do như thế.
Không tổ chức đám cưới khi trong nhà có tang
Đám cưới là việc trọng đại của hai người. Để không mắc phải điều kiêng kị đám cưới và bất lợi trong cuộc sống hôn nhân nên thông thường khi trong nhà có tang, đám cưới sẽ bị hoãn lại. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bất khả kháng người ta vẫn có thể tổ chức đám cưới, người ta gọi là cưới chạy tang.
Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng vì người ta quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên.
Trong lễ này, cô dâu và chú rễ sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính và tránh những kiêng kị đám cưới.
Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC
🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào
🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon
🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao
🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc
Bàn thờ để làm lễ gia tiên phải chuẩn bị cẩn thận
Lễ gia tiên, là nghi thức bắt buộc khi tổ chức đám cưới. Trong lễ này, cô dâu và chú rễ sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính, cầu mong ông bà phù hộ cho cuộc sống vợ chồng được hạnh phúc dài lâu.
Trên bàn thờ gia tiên của cả nhà trai và nhà gái, phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như gà, xôi, rượu, hoa quả và vàng mã. Phần quan trọng nhất trong buổi lễ gia tiên đó là cặp đèn cầy long phụng.
Nhà trai sẽ chuẩn bị cặp đèn cầy, còn nhà gái chuẩn bị cặp chân đèn sao cho chúng vừa khớp với nhau. Điều này rất quan trọng, vì đèn và chân đèn khớp với nhau tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, hòa hợp. Còn ngược lại, khi chúng không khớp với nhau thì giữa vợ chồng sẽ nãy sinh nhiều mâu thuẫn, tranh cãi. Do đó, khi chuẩn bị hai bên gia đình cần bàn bạc trước với nhau cẩn thận.
Mẹ chồng kiêng chạm mặt con dâu khi đoàn rước dâu vừa về tới nhà
Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng: Mẹ chồng vẫn muốn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà. Hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản.
Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một dần, vì thế những gia đình không có bình vôi thì mẹ chồng có thể cầm chùm chìa khóa để thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ. Người ta còn giải thích việc mẹ chồng phải tạm lánh mặt con dâu là do sợ kỵ vía. Sau khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới xuất hiện.
Kiêng kị đám cưới đối với phòng tân hôn
Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, chính vì vậy, người ta kiêng kỵ những người sau không được vào phòng tân hôn bao gồm: Phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới.
Giường cưới phải là giường mới, không dùng giường cũ, không cho người khác ngồi trên giường tân hôn để giữ lộc, giữ may mắn cho vợ chồng mới.Người được chọn trải giường tân hôn phải là người phụ nữ đã có gia đình, con cái đuề huề, có “cả nếp, cả tẻ”, làm ăn phát đạt. Nếu mẹ chồng có đủ những tiêu chuẩn trên thì có thể trải giường cưới.
Trang trí xong giường cưới, người ta sẽ khép cửa phòng lại và không cho bất kỳ ai vào trong đó. Khi đoàn rước dâu về tới nhà, cô dâu chú rể sẽ là người đầu tiên vào phòng tân hôn, sau đó mới đến họ hàng, bè bạn.
>>>> Cách trang trí phòng tân hôn bong bóng lãng mạn, cặp đôi click tại đây
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Bạn xem qua dịch vụ tổ chức tiệc thôi nôi sinh nhật đẳng cấp MerPerle Crystal Palace để thấy sự khác biệt.
CrystalPalace.vn