Kinh tế lạm phát đã khiến nhiều cặp đôi phải hoãn đám cưới trong tiếc nuối. Từ sau dịch Covid, thu nhập chưa thể “phục hồi” thì việc tổ chức một đám cưới tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu. Ngay từ lúc này các cặp đôi lên kế hoạch tối ưu chi phí cưới với những lời khuyên sau nhé!
Tự lên kế hoạch và checklist chuẩn bị cho đám cưới
Lần đầu tổ chức đám cưới ắt hẳn ai cũng bỡ ngỡ. Dù vậy, thay vì thuê một chuyên gia, hay tìm đến một công ty cung cấp dịch vụ cưới, bạn hoàn toàn có thể tự tay lên ý tưởng và thiết kế cho lễ cưới. Điều này giúp bạn cắt giảm được một số chi phí kha khá.
Bước quan trọng điều tiên khi bạn bắt tay vào chuẩn bị cho đám cưới của mình là lập danh sách những việc cần làm. Hãy tự mình tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, hoặc học hỏi kinh nghiệm từ cha mẹ, bạn bè những người đã từng tổ chức đám cưới để chắc chắn không thiếu sót bất kỳ công việc nào cho đám cưới của mình hai bạn nhé. Việc lập danh sách này càng chi tiết càng tốt, không chỉ giúp bạn kiểm soát các đầu việc cần làm mà còn giúp bạn ước lượng mức chi tiêu hợp lý cho mỗi hạng mục trong đám cưới, tránh lãng phí cho các mục không quan trọng.
Đừng ngại đàm phán thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp có thể là chủ nhà hàng, chủ cửa hàng hoa, chủ cửa hàng chụp ảnh cưới… nơi bạn dự định sử dụng dịch vụ. Đừng ngần ngại chia sẻ với họ về ngân sách của bản thân và đề nghị những mức giá hợp lý sau dịch.
Thông thường, nhà hàng hay cửa hàng sẽ ghép các dịch vụ như trang trí sảnh, sân khấu, mc, văn nghệ …vào tiền tiệc chính. Để cắt giảm chi phí, bạn có thể thương lượng bỏ bớt những phần này, thay vào đó sử dụng MC và những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Bạn cũng có thể trao đổi kỹ với đơn vị tổ chức tiệc cưới để biết thêm các chương trình ưu đãi. Chắc chắn là đơn vị làm dịch vụ tổ chức tiệc cưới nào cũng sẽ có những hạng mục quà tặng hấp dẫn này.
Ngay cả khi nhà cung cấp không thể giảm chi phí, nhưng có khả năng họ sẽ nâng cấp dịch vụ cho bạn ví dụ: nhà hàng có thể cung cấp menu riêng, tặng hoa cưới và trang trí sân khấu; cửa hàng chụp ảnh có thể cho mượn váy cưới hoặc đồ bê tráp…
Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC
🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào
🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon
🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao
🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc những điều sau để tối ưu chi phí cho đám cưới của mình:
Lên kế hoạch về một đám cưới nhỏ gọn và ấm cúng: Tiệc cưới thân mật đang là một trong những xu hướng được nhiều cặp đôi trẻ lựa chọn. Lý do đầu tiên và thuyết phục nhất cho việc tổ chức một đám cưới nhỏ, thân mật là bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền không nhỏ: Ít khách hơn nghĩa là ít thiệp mời hơn, ít bàn tiệc hơn, ít thức ăn và đồ uống hơn,… Một tiệc cưới tổ chức trong không gian ấm cúng còn giúp cho cô dâu và chú rể có nhiều thời gian riêng tư với gia đình và bạn bè thân thiết.
Gộp ngày ăn hỏi và ngày cưới: Việc gộp này vừa tiết kiệm thời gian đi lại cho không chỉ cô dâu và chú rể, vừa tiết kiệm được khoản phí lớn và không cần thiết khi tổ chức riêng thành hai ngày. Khi gộp hai nghi lễ, cả gia đình nhà gái và nhà trai sẽ chỉ mất một lần tiền để trang trí nhà cửa, làm cỗ mời, trang điểm, làm tóc hay thuê xe.
Ít bàn hơn, nhưng bàn lớn hơn: Bạn sẽ giảm được kha khá chi phí thiết kế bàn tiệc, đặt món cũng như những vật dụng đi kèm, ví dụ như khăn trải bàn, hoa trang trí. Ngoài ra, đây là một cách tuyệt vời để những vị khách của bạn có cơ hội giao lưu với nhau nhiều hơn
Lên bảng dự trù ngân sách cưới
Sau khi nắm trong tay các khoản chi phí cần thiết và giá cả từ các đơn vị uy tín của từng hạng mục, việc tiếp theo bạn cần làm là lên bảng dự trù ngân sách cho đám cưới của mình.
Dưới đây là bảng dự trù chi phí trung bình để bạn có thể tổ chức đám cưới:
Chụp hình cưới: 9 – 15 triệu đồng. Đây là mức giá mà nhiều cặp đôi lựa chọn để có bộ hình cưới ưng ý. Một mẹo nhỏ cho các bạn là hãy “deal” với studio về gói chụp để có thêm nhiều ưu đãi, khuyến mãi. Hoặc chụp ảnh cưới với các nhiếp ảnh gia tự do thường rẻ hơn và có thể mang lại thành quả bất ngờ,.
Thiệp cưới: Tầm 2 – 5 nghìn đồng/ thiệp.
Trang phục đám cưới, hoa cưới, đồ phụ trang, quay phim chụp hình: Tầm 10 – 15 triệu đồng/ gói. Bạn cũng có thể tách riêng từng hạng mục nhưng thuê trọn gói sẽ tiết kiệm được một khoản tiền và đỡ vất vả trong khâu chuẩn bị.
Trang trí bàn thờ tổ tiên, mâm quả: 3 – 5 triệu đồng.
Xe hoa: Từ 1 – 2 triệu đồng/xe.
Chi phí tiệc chính: Nếu bạn muốn bữa tiệc ấm cúng, tiết kiệm thì các nhà hàng nhỏ là sự lựa chọn hợp ly nhất, giá dao động từ: 2 – 3 triệu đồng/bàn. Ở những nhà hàng sang trọng hơn thì giá từ 5 – 7 triệu đồng/ bàn.
Chi phí phát sinh: Khoảng 10% tổng chi phí đám cưới.
Nhẫn cưới: Với ngân sách từ 6 – 9 triệu đồng là bạn đã có thể sở hữu một cặp nhẫn cưới vừa ý. Tuy nhiên, đây là kỷ vật tượng trưng cho tình yêu và sự gắn kết lứa đôi dài lâu nên đáng được đầu tư và phải lựa chọn một cách kỹ càng.
Đám cưới là sự kiện trọng đại không chỉ với cá nhân cô dâu chú rể mà còn với gia đình hai họ. Nếu đã nắm bắt được những điểm dễ khiến bạn yếu lòng, bạn sẽ thận trọng hơn và dễ dàng cân đối ngân sách cưới trong một khoản chi tiêu vừa sức. Hiển nhiên, việc lập kế hoạch chỉ có tính tham khảo nhất định. Trong nhiều trường hợp, cặp đôi thường chi tiêu vượt ngân sách và điều đó cũng không gây ra bất kỳ vấn đề lớn nào. Trung tâm hội nghị tiệc cưới MerPerle Crystal Palace hy vọng các chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho đôi bạn đang tất bật chuẩn bị hôn lễ của mình.