Hôn nhân là chuyện cả đời, cũng không giống như yêu đương mơ mộng màu hồng mà sẽ có những ràng buộc vô hình nên các cặp đôi nên trò chuyện, trao đổi và thống nhất để hiểu về nhau cũng như những quan điểm trong cuộc sống của nhau thật rõ ràng rồi hãy đưa ra quyết định kết hôn nhé.
Dưới đây là những vấn đề quan trọng nên thỏa hiệp để hai bạn không rơi vào tình trạng bế tắc sau khi kết hôn.
Quản lí tiền bạc và chịu trách nhiệm chi phí trong gia đình
Nhiều gia đình lựa chọn phương án sử dụng quỹ chung, tức là lương của 2 vợ chồng sẽ đồ về cùng một tài khoản và cả 2 đều có trách nhiệm lo toan cho các chi phí trong gia đình. Ưu điểm của việc này là không phải tị nạnh và chia chác tủn mủn, nhưng khuyết điểm là hơi mất tự do. Còn nếu 1 trong 2 cảm thấy mình không có khả năng giữ tiền và không thể quán xuyến được việc trong gia đình, thì nên để vợ/ chồng mình giữ tiền sẽ tốt hơn, chỉ cần luôn tôn trọng ý kiến của nhau trong vấn đề chi tiêu là được. Ví dụ từ việc đi chụp ảnh cưới ở đâu? chi phí thế nào? 2 bạn cũng phải trao đổi kỹ với nhau.
Nếu vấn đề tiền nong của hai bạn được dùng hoặc tiết kiệm như thế nào là điều gây tranh cãi trước khi kết hôn thì chuyện đó sẽ trở nên tệ hơn nữa khi hai người về sống dưới một mái nhà.
Nếu chồng/vợ tương lai của bạn không muốn nói đến vấn đề này, hoặc không nghĩ rằng thảo luận chuyện tiền bạc trước khi cưới là quan trọng, thì bạn hãy khoan bàn chuyện kết hôn cho tới khi vấn đề này được cả hai thống nhất. Quản lý tiền bạc không phải là vấn đề lớn nhưng rất dễ gây tranh cãi.
Con cái
Nên bàn luận trước với nhau về việc có con hay không, nếu có thì vào thời điểm nào. Bởi thực tế cho thấy mâu thuẫn trong chuyện có con hay không đã khiến nhiều cặp đôi phải chia tay trong tiếc nuối. Nếu bạn nghĩ rằng cưới xong rồi sẽ từ từ thuyết phục chồng/vợ của bạn về chuyện này thì đây là một suy nghĩ sai.
Vẫn có những cặp vợ chồng có con cho dù một trong hai người không muốn, nhưng như thế là bất công đối với con trẻ cũng như với chính cuộc hôn nhân của hai người.
Sự nghiệp
Bạn dành bao nhiêu giờ cho công việc hàng tuần? Bạn sẽ bỏ lại sau lưng mọi khó khăn mệt mỏi để về với tổ ấm của mình không? Hãy đặt ra những câu hỏi như vậy cho đối phương cũng như bản thân khi quyết định vào chung kết. Tránh trường hợp sau này, khi mọi áp lực cùng ập tới, hai bạn không có đủ khả năng để vượt qua mọi chuyện cũng như đem lại không khí ấm áp cho gia đình.
Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC
🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào
🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon
🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao
🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc
Thời gian rảnh rỗi
Câu trả lời cho câu hỏi: “Anh/em muốn làm gì trong ngày nghỉ của tụi mình?” sẽ hé lộ khá nhiều điều về mối quan hệ của hai bạn đang ở tình trạng tốt hay xấu:
– Chồng/vợ tương lai của bạn thích làm gì lúc rảnh rỗi.
– Anh ấy/cô ấy có xem trọng thời gian hai người ở bên nhau hay không.
– Anh ấy/cô ấy xem trọng bạn hơn hay công việc hơn.
Vấn đề tôn giáo
Vấn đề tôn giáo là một vấn đề khá nhạy cảm, và nếu hai vợ chồng không thể thống nhất với nhau thì sẽ rất khó đi đến kết hôn. Chồng sẽ theo đạo vợ hay ngược lại hay đạo ai nấy giữ? Đa số các gia đình Công Giáo hoặc Phật Giáo sùng đạo sẽ bắt người kia theo đạo của mình, bạn đã sẵn sàng cho việc này chưa?
Tình dục và sự chung thủy
Vấn đề này khá nhạy cảm khi mở lời, nhưng nó cũng cực kỳ quan trọng. Vì vậy, không có lý do gì bạn lại chỉ ngồi “suy diễn và phỏng đoán” về sức khỏe tình dục của hai bạn. Nếu bạn hoặc đối phương đang có vấn đề rắc rối về mặt tình dục, bạn không nên kết hôn cho tới khi vấn đề được giải quyết. Ngoài ra, sự khác biệt trong thói quen, sở thích hay khao khát sex cũng như mọi vấn đề có liên quan, có thể chia rẽ hai bạn.
Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên đặc câu hỏi về sự thủy chung. Có một số người chấp nhận chuyện vợ hoặc chồng của mình có nhân tình bên ngoài, tuy nhiên hầu hết đều muốn mình là duy nhất đối với người ấy. Nếu người yêu của bạn có quan điểm khác bạn về chuyện như thế nào gọi là chung thủy thì hai bạn hay khoan nghĩ tới hôn nhân, cho tới khi vấn đề này được thảo luận và thống nhất.
Gia đình và họ hàng hai bên
Có thể gia đình và họ hàng rất mực yêu quý hai bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ nên can thiệp sâu vào quan hệ vợ chồng bạn. Vì thế, nếu một trong hai bạn không thể xác lập ranh giới rõ ràng với gia đình bố mẹ và hai bên nội ngoại về những chuyện như tiền bạc, con cái… thì chuyện mâu thuẫn với gia đình chồng/vợ là điều rất dễ xảy ra.
Chia sẻ việc nhà
Hãy thử hỏi xem chồng/vợ của bạn có sẵn sàng chùi toilet hay không, nếu câu trả lời là “Không”, “Sao anh/em phải làm?” hoặc “Không phải đó là việc của anh/em sao?”, bạn có những phương án sau:
– Thuê người giúp việc nếu cả hai đều không muốn làm việc nhà.
– Chấp nhận là người làm 90% những việc lặt vặt trong nhà.
– Thuyết phục chồng/vợ của bạn về tầm quan trọng của chuyện chia sẻ công việc nhà.
Nếu không có phương án nào khả thi, hãy khoan nghĩ tới đám cưới. Đây cũng là một trong những vấn đề “nhỏ mà không nhỏ” chút nào và cần thỏa thuận trước khi bạn ký vào giấy đăng ký kết hôn.
Kiểm soát cơn giận dữ và khả năng bạo hành
Nếu chồng/vợ tương lai của bạn gặp rắc rối với việc kiểm soát cơn giận của bản thân, hoặc ghen tuông vô cớ, hay luôn gặng hỏi việc bạn gặp ai, làm gì, thậm chí khiến bạn ở trong tâm trạng bất an, hãy hoãn ngay kế hoạch đám cưới lại.
Đây có thể là những dấu hiệu tiềm tàng cho chứng bạo hành. Đừng nghĩ rằng bạn có thể cứu được đối phương. Thực tế là bạn không thể vì đây là vấn đề cần sự can thiệp của các chuyên gia. Bên cạnh đó việc biết được khả năng tiết chế cảm xúc của hai bên khi giận dữ cũng là kinh nghiệm quý giá cho từng cá nhân khi hành xử trong những lúc “bát đũa xô nhau”.
CrystalPalacevn.com