Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Lễ ăn hỏi 3 tráp gồm những gì?
Lễ ăn hỏi 3 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen.
Lễ ăn hỏi 5 tráp gồm những gì?
Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.
Cách sắp lễ ăn hỏi 7 tráp
Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
Cách sắp lễ ăn hỏi 9 tráp
Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
Lễ ăn hỏi 11 tráp gồm những gì?
Lễ ăn hỏi 11 tráp thường có ít nhà chọn lựa, và ngoài những mâm quả như lễ 9 tráp, người ta có thể thêm vào đó những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh… Tất cả các lễ vật được sắp xếp rất đẹp, theo hình tháp, bày trong mâm quả sơn son thếp vàng, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.
Cách xếp đồ lễ ăn hỏi chi tiết
Cách sắp Tráp bánh cốm ăn hỏi như thế nào?
Trong mâm lễ ăn hỏi màu đỏ chính là màu truyền thống chủ đạo. Chính vì thế, ngoài màu xanh đỏ của vỏ hộp bánh cốm thì mâm tráp bánh cốm còn được kết duyên với sợi dây ruy băng đỏ kết hợp với những đám nơ được xếp ly bắt mắt tạo nên mâm bánh cốm hình tháp đỏ đẹp.
Cách xếp kết mâm trầu cau đám cưới?
Để trình bày mâm lễ trầu cau đẹp, bạn nên chọn những buồng cau tươi, có trái to màu xanh đậm. Với cách trang trí mâm quả ngày cưới hiện nay, bạn có thể sử dụng 105 quả cau với ý nghĩa “trăm năm hạnh phúc”. Bên cạnh đó, các đôi uyên ương cần lưu ý số lượng lá trầu sẽ gấp đôi số quả câu. Vì thế, bạn cần chuẩn bị 210 lá trầu để tương ứng với 105 quả cau.
Cách làm tráp hoa quả
Tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình có thể lựa chọn mâm trái cây khác nhau. Thanh Long, Nho Mỹ, Mãng Cầu, Xoài Cát, Táo Mỹ là các loại trái cây thường thấy trong tráp lễ cưới của người Việt. Bạn nên lưu ý chọn những quả còn tươi mới, không bị trầy xước và tránh bị dập.
Với cách trang trí mâm quả ngày cưới này, các đôi uyên ương nên bày trí xoài và thanh long ở dưới cùng tráp lễ vì lớp vỏ tương đối dày sẽ là lớp nền vững chắc, chịu lực cho các loại quả khác. Cuối cùng, Mãng Cầy, Táo Mỹ và Nho sẽ được các đôi uyên ương đặt ở vị trí trên cùng.
Cách làm tráp ăn hỏi rồng Phượng
Tráp ăn hỏi rồng phượng được làm từ các loại hoa quả tươi ngon được các nghệ nhân sáng tạo, cắt tỉa và kết thành hình rồng, phượng vô cùng bắt mắt. Chủ yếu sử dụng các loại hoa quả như táo, dứa, nho, ớt… và các loại lá phụ kiện khác như lá dứa.
Tráp ăn hỏi rồng phượng sum vầy có ý nghĩa chúc phúc cho cặp đôi luôn hạnh phúc, con đàn, cháu đống hạnh phúc bên nhau trọn đời.
Lễ vật đám hỏi miền Nam
Các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là 6 tráp thể hiện quan niệm có đôi có cặp. Trong các tráp số lượng vật phẩm phải là số lẻ. Theo quan niệm xưa coi số lẻ biểu thị cho sự sinh sôi, phát triển.
Các mâm quả thường có:
– Trầu cau (không thể thiếu)
– Bánh phu thê (hoặc bánh pía, bánh cốm, bánh bông lan)
– Gà hoặc lợn quay
– Xôi gấc hoặc xôi gà
– Rượu, thuốc, chè
– Hoa quả
Lễ ăn hỏi miền Trung
Lễ ăn hỏi miền trung thường có: Tráp ăn hỏi trầu cau, bánh phu thê, chè, thuốc rượu, nến tơ hồng, lợn quay hoặc gà quay
Mâm tráp trầu cau có ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩa và sự keo sơn gắn bó của cặp vợ chồng.
Mâm tráp bánh phu thê tượng trương cho lời ước hẹn chung thủy đến hết đời của các cặp đôi cũng như mang ý nghĩa lời chúc phúc chân thành nhất của gia đình tặng cho gia đình thông gia.
Chè, thuốc là và rượu luôn là lễ vật cơ bản có trong mâm lễ ăn hỏi của người miền trung. Đặc biệt, gia đình nhà trai có thể sắp xếp chung một mâm tráp. Bởi người miền trung những sính lễ này chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà không quá cầu kỳ về số lượng lễ.
Cặp nến tơ hồng này sẽ được cặp đôi thắp lên và để trên bàn thờ tổ tiên. Cặp nến này chứng tỏ sự kết duyên của hai vợ chồng trẻ đối với ông bà tổ tiên và nó mang ý nghĩa tâm linh giành tặng cho cặp vợ chồng tình nghĩa vẹn toàn.
Quy trình bê tráp – trao mâm quả cưới trong đám hỏi
Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC
🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào
🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon
🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao
🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc
1. Chuẩn bị
– Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp.
– Nhà trai chuẩn bị đội bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội đỡ tráp.
– Tới đúng ngày giờ đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
2. Trao quả
– Khi tới giờ đẹp, nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.
– Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.
– Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà tự chuẩn bị.
Đội bê tráp của nhà trai và nhà gái sẽ được nhận phong bao lì xì gọi là “trả duyên”
3. Nhận quả, mở quả
– Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.
– Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.
– Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.
Các thành viên của nhà trai và nhà gái sẽ cùng uống trà và trò chuyện sau khi nhận mâm quả cưới
4. Cô dâu ra mắt hai gia đình
– Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai, hoặc mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu ra ra mắt họ hàng 2 bên (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi).
– Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.
Thông thường, mẹ cô dâu sẽ dắt tay cô dâu ra mắt gia đình 2 họ
5. Làm lễ gia tiên nhà gái
– Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.
– Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
6. Bàn bạc về lễ cưới
– Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.
– Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người trong lễ đám hỏi.
7. Lại quả
– Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.
– Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
>>Cập nhật bảng giá dịch vụ cưới trọn gói giá rẻ tại TPHCM và Hà Nội mới nhất
Crystalpalace.vn