Đã đến lúc cả hai phải chuẩn bị cho ngày trọng đại nhưng bạn đang rối vì chưa biết phải bắt đầu lên kế hoạch đám cưới như thế nào?
1. Kế hoạch chuẩn bị đám cưới chung
- Họp mặt hai bên gia đình thống nhất về kế hoạch đám cưới
- Dự tính chi phí đám cưới
- Sửa sang nhà cửa
- Xem ngày ăn hỏi, đón dâu
- Thuê/may váy cưới, áo vest
- Thuê/may áo dài ăn hỏi
- Mua nhẫn cưới
- Mua sắm các vật dụng lớn cho phòng tân hôn (giường, tủ, bàn trang điểm…)
- Mua/may vỏ chăn, ga, gối, đệm, rèm cửa…
- Thống nhất danh sách khách mời
- Lựa chọn thiếp mời, báo hỷ, số lượng khách mời dự kiến
- In thiệp mời, báo hỷ (phong bì, bút viết)
- Tìm kiếm địa điểm tổ chức đám cưới
- Chụp ảnh cưới
- Tìm người chụp ảnh, quay phim cho đám hỏi, đám cưới
- Kiểm tra sức khoẻ
- Tìm kiếm địa điểm du lịch trăng mật
- Kế hoạch đám cưới
Một kế hoạch tổ chức đám cưới rõ ràng và chi tiết tất cả những việc cần làm sẽ giúp bạn quản lý chi phí hiệu quả cũng như không bỏ sót bất kì khâu quan trọng nào
2. Kế hoạch tổ chức đám hỏi
- Lên danh sách khách mời đám hỏi
- Thuê tráp đựng đồ lễ
- Thuê xe ô tô
- Thống nhất thời gian đi lại
- Thuê thợ chụp ảnh đám hỏi
- Chuẩn bị đồ lễ ăn hỏi
- Tìm người bưng tráp
- Tìm người đỡ lễ
- Thuê áo dài cho đội đỡ lễ
- Thuê bàn ghế, cốc chén, dựng rạp cho lễ ăn hỏi
- Mua hoa trang trí lễ ăn hỏi (hoa, lọ cắm)
- Chuẩn bị tiệc trà lễ ăn hỏi (mua bánh, kẹo, hoa quả, trà)
- Tìm người trang điểm cô dâu
- Chuẩn bị bao lì xì đỏ cho đội bưng tráp và đỡ lễ
- Đặt đồ ăn liên hoan nhà gái
- Chuẩn bị đồ chia trầu cau sau khi ăn hỏi (lưu ý cau chỉ được xé, không cắt)
- Viết thiệp mời
- Lại quả trầu cau, bánh kẹo cho nhà trai sau khi thắp hương
- Mua giấy dán song hỷ
- Phân công người đón khách, tiếp nước
- Kế hoạch đám cưới
Nghi lễ đám hỏi cũng khác nhau giữa các vùng miền, do đô, hai gia đình nên thống nhất từ đầu trong kế hoạch cưới
3. Kế hoạch đám cưới
- Kiểm tra tiến độ chuẩn bị, trang trí tiệc cưới
- Thiết kế, đặt làm phông cưới trang trí trong lễ rước dâu
- Thuê xe ô tô đón dâu
- Thuê thợ chụp ảnh đám cưới
- Gửi thiếp mời
- Kê dọn nhà cửa, thuê bàn, cốc chén, lọ hoa tiếp khách
- Chuẩn bị tiệc trà tiếp khách
- Đặt trang trí hoa tại khách sạn
- Cắm hoa tại nhà
- Trang điểm cô dâu
- Chuẩn bị hoa cô dâu, hoa cài áo chú rể, hoa trang trí xe đón dâu
- Tìm người làm phù dâu
Ưu Đãi Tiệc Cưới Giảm 500.000 VND/BÀN TIỆC
🎁 Tặng trang trí độc quyền hoa lụa cao cấp ngọt ngào
🎁 Bánh chờ tiệc thơm ngon
🎁 Phòng tân hôn lãng mạn đẳng cấp khách sạn 4 sao
🎁 Tặng bia, nước ngọt, nước suối trong tiệc
- Tìm người chủ hôn, người phát biểu trong hôn lễ
- Phân công người đón tiếp khách
- Chuẩn bị thùng tiền mừng và phân công người chịu trách nhiệm trông giữ
- Chuẩn bị bánh kẹo, trà nước, bàn tiếp khách tại đám cưới
- Bàn bạc thống nhất, kiểm tra lần cuối cùng mọi thứ được nhà hàng chuẩn bị cho tiệc cưới sau lễ cưới
Chi phí cho đám cưới bao nhiêu là đủ kèm bảng dự trù kinh phí đám cưới
Dưới đây là một vài gợi ý cho chi phí đám cưới khoảng 60 triệu đồng dành cho nhà trai và lượng khách mời khoảng 150 – 200 người.
1. Chi phí đám cưới ngoài khách sạn: Tổng chi phí 60 triệu đồng.
Với mức kinh phí vừa phải, vì vậy, lượng khách mời chỉ nên dao động trong khoảng 200 người trở lại. Đây chỉ là bảng dự trù, các cặp đôi có thể tham khảo. Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ phát sinh thêm 1 vài khoản chi tiêu nhỏ nhưng không đáng kể.
– Khoản chi tiêu trước cưới: 11,8 triệu đồng.
+ Chụp ảnh cưới: 5 triệu đồng (với mức chi phí này, bạn có thể lựa chọn được cửa hàng vừa chụp được ảnh cưới, cho mượn váy cô dâu ngày cưới, áo dài cô dâu ngày ăn hỏi và quần áo của 5 người bê tráp).
+ Nhẫn cưới: 3 triệu đồng (với chi phí này, bạn có thể lựa chọn được cặp nhẫn cưới đôi bằng vàng tây. Bởi đây là món quà mang ý nghĩa tinh thần và tính chất kỉ niệm là chủ yếu).
+ Thiệp cưới: 200 chiếc x 1.500 đồng/chiếc = 300.000 đồng.
+ Chăn, ga, gối đệm: 3 triệu đồng (cưới vào thời điểm đầu đông, bạn có thể chọn được những bộ chăn ga gối đệm đẹp với mức tiền khoảng 3 triệu đồng bởi đây là thời điểm rất nhiều cửa hàng khuyến mại, giảm giá để kích cầu)
+ Chi phí phát sinh khác: 500.000 đồng (tiền gọi điện thoại mời cưới, tiền xăng xe đi lại mời cưới,…).
– Khoản chi tiêu ngày ăn hỏi: 7 triệu đồng.
+ Tiền thuê vest chú rể: 500 nghìn đồng/ngày
+ Tiền 5 tráp ăn hỏi: 5 triệu đồng.
+ Tiền thuê xe: 1 triệu đồng (đối với những gia đình cô dâu, chú rể gia đình không quá cách xa nhau).
+ Tiền thuê bàn ghế, phông bạt: 500.000 đồng (do chỉ là ngày ăn hỏi, số lượng người tham dự không nhiều, nên chỉ cần thuê bàn ghế uống nước cho họ hàng thân thuộc 2 bên gia đình).
– Khoản chi tiêu ngày cưới: 39,7 triệu đồng
+ Thuê xe đón dâu, đưa dâu: 3 triệu đồng
+ Vest cưới chú rể, hoa cưới: 700.000 đồng.
+ Tiền cỗ cưới: 20 mâm x 1,8 triệu/mâm (mâm 10 người) = 36 triệu
– Chi phí phát sinh khác: 1,5 triệu đồng.
2. Đối với những người có đám cưới tại nhà: Tổng chi phí khoảng 53,5 triệu đồng.
– Với những chú rể có đám cưới tại nhà, khoản chi tiêu trước và ngày ăn hỏi và tiền thuê xe, thuê vest ngày cưới,… có thể tham khảo phần gợi ý phía trên. Tuy nhiên, nếu tổ chức đám cưới tại nhà, sẽ vất vả trong khoản dọn dẹp, nấu nướng cho các thành viên trong gia đình. Bù lại, bạn sẽ có đám cưới ấm cúng và tiết kiệm được một khoản kha khá.
– Đối với việc nấu cỗ tại nhà: 29,5 triệu
+ Tiền thuê phông bạt, bát đĩa, xoong nồi, loa đài,… khoảng 6 triệu đồng (đối với gia đình có khoảng sân rộng sẽ không phải thuê địa điểm. Đối với gia đình có nhà chật hẹp sẽ phải đi thuê địa điểm ở sân nhà văn hóa hoặc khu tập thể, mức chi phí khoảng 1,5 triệu đồng).
+ Tiền cỗ: 800.000 đồng/mâm (8 người) x 25 mâm = 20 triệu đồng (Nguyên liệu nấu cỗ có thể phân chia các thành viên trong gia đình đi mua để được chi phí rẻ nhất. Trước khi mua, người nấu cỗ sẽ tư vấn cho gia đình bạn nên mua những nguyên liệu gì và số lượng bao nhiêu).
+ Tiền thuê người nấu cỗ: 60.000 đồng/mâm x 25 mâm = 1,5 triệu đồng.
+ Tiền thuê người rửa bát, dọn dẹp = 1 triệu đồng.
+ Tiền bánh kẹo sau khi đón cô dâu về = 1 triệu đồng.
Để tiết kiệm hơn, chú rể lên danh sách khách mời thật chính xác, không mời tràn lan, tránh tình trạng cỗ bị “ế” theo tiêu chí: Họ hàng thân thiết; bạn bè thân thiết; đồng nghiệp là những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc.
Địa điểm thuê cưới nên là sân nhà văn hóa, sân khu tập thể để khoản chi phí thuê rẻ và tiết kiệm.
Tiền thuê MC dẫn chương trình sau khi đón dâu về, bạn có thể nhờ bạn bè, những người khéo ăn nói để tiết kiệm chi phí.
Khoản tiền mừng sau cưới, sau khi bù vào những khoản chi trước cưới, bạn nên chia khoản tiền dư ra làm 2 phần (nếu tiền mừng còn dư). Một phần dành cho tuần trăng mật và 1 phần để tiết kiệm phòng khi có việc cần dùng tới.